Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội xã Ba Cụm Nam

Đọc tin

            Tổng diện tích gieo trồng trong 5 năm qua (2015 – 2019) là 2.560,33 ha, bình quân mỗi năm 512,07 ha/năm, đạt 121,9% so với Nghị quyết Đại hội đề ra (420 ha/năm). Trong đó cây hàng năm 321,87 ha, cây lâu năm 190,2 ha; tổng sản lượng lương thực bình quân mỗi năm là 727,45 tấn, đạt 98,3%, so với Nghị quyết Đại hội đề ra; tổng đàn gia súc là 1.149 con (trâu 3 con, bò 576 con, heo 570 con) đạt 110,06%; tổng đàn gia cầm là 4.500 con, đạt 81,8%. bằng các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của Nhân dân ngoài việc thâm canh trồng cây hàng năm như cây bắp, cây mía tím, được sự hỗ trợ của Nhà nước nên trong những năm gần đây Nhân dân đã chuyển đổi sang trồng đối với một số loại cây có giá trị kinh tế như: sầu riêng 57 ha, bưởi da xanh 61,14 ha, chôm chôm 7 ha, măng cụt 3 ha, mía tím 23,2 ha, chuối 55 ha… do đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã tăng và có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. bằng các nguồn đầu tư, hỗ trợ như: nguồn vốn vay ngân hàng CSXH, của Tập đoàn Vingroup, các đơn vị thuộc Ban chỉ huy quân sự 4 huyện thành phố phía Nam, chương trình 135, chương trình 3347 và các nguồn vốn khác nên tổng đàn bò vẫn duy trì về số lượng, bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc đàn gia súc, gia cầm ngày càng được chú trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao giá trị để phục vụ thị trường. trong 5 năm qua Nhân dân đã trồng rừng sản xuất được 307,08 ha, đạt 76,77%; thực hiện tốt công tác quy hoạch 3 loại rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng được quan tâm tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 12/CT của Thủ tướng Chính phủ; phát hiện, xử lý 30 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 90 m3 gỗ các loại; giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên là trên 276 ha (giao cho BCH QS xã nhận khoán bảo vệ hằng năm) và giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng theo Nghị định 75 của Chính phủ là 25 ha, độ che phủ rừng đến năm 2019 đạt 63%.Về dịch vụ - thương mại: trên địa bàn xã có 01 điểm bán hàng thương mại do Nhà nước quản lý và 23 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ các mặt hàng tạp hóa đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa và 01 cửa hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn góp phần trao đổi nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống của Nhân dân. là địa phương chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp nên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp còn mang tính cá thể nhỏ lẻ hộ gia đình và đến nay đã hình thành một số ngành nghề như sửa chữa xe máy, mộc dân dụng, vận tải hàng hóa và một số hộ còn mua sắm nhiều nông cụ phục vụ sản xuất như máy nẩy bắp, xe công nông, xe đào …tổng thu ngân sách xã giai đoạn 2015 - 2019 là 41,47 tỷ đồng, đạt 107%, công tác thu ngân sách được tập trung chỉ đạo, việc quản lý và khai thác các nguồn thu chủ động, bảo đảm đạt và vượt chỉ tiêu; tổng chi ngân sách xã giai đoạn 2015 - 2019 là 39,89 tỷ đồng, đạt 106%, công tác điều hành chi ngân sách chú trọng tới thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công tác cân đối chi ngân sách và chi thường xuyên bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới theo quy định; trong nhiệm kỳ qua đã đề xuất huyện cấp GCNQSDĐ theo hồ sơ VLAP 634/683 thửa, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp 505/975 thửa; tham mưu UBND huyện giao 24,7/49,9 ha đất bóc tách giao các hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất sản xuất và thực hiện tốt Chỉ thị số 19-CT/HU ngày 27/11/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý đất bóc tách để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất; công tác bảo vệ môi trường cũng được triển khai có hiệu quả. Trong những năm qua, Đảng ủy luôn xác định việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của huyện tại địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ xã, ngay sau khi có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy đã tập trung quán triệt cho cấp ủy, chi ủy và các ban ngành đoàn thể tập trung triển khai thực hiện, tuyên truyền vận động Nhân dân hiểu rõ từng chính sách cụ thể để tích cực tham gia thực hiện, qua đó nhận thức của người dân đã được nâng lên và tham gia mô hình sản xuất để vươn lên, cụ thể: trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ  đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị thông qua việc ban hành Nghị quyết lãnh đạo hàng năm, tuyên truyền vận động Nhân dân nâng cao nhận thức trong việc phát triển kinh tế để từng bước nâng cao thu nhập. Từ năm 2015 - 2019 xã đã đầu tư 2,8 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến đường BTXM và hỗ trợ 300 triệu đồng để phát triển sản xuất, góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tính đến hết năm 2019 xã Ba Cụm Nam đã đạt được 8/19 tiêu chí Nông thôn mới (quy hoạch, giao thông, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục đào tạo và văn hóa). Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn trong những năm qua gặp không ít khó khăn như nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng: thủy lợi, văn hóa, y tế, môi trường, ANQP còn ít. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận Nhân dân trong việc tham gia như vệ sinh môi trường sống, áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất...còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. giai đoạn 2015 - 2019 xã đã đầu tư trên 2,9 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường BTXM, xây dựng hệ thống nước tự chảy nhánh 2 và hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng mua giống cây trồng, vật nuôi để các hộ dân phát triển sản xuất. Ngoài ra còn đầu tư sửa chữa nhỏ như nhà cộng đồng thôn, trung tâm HTCĐ, đập nước, đào ao chống hạn, giếng khoan với tổng kinh phí trên 240 triệu đồng. Bên cạnh đó, năm 2019 được Phòng dân tộc huyện đầu tư 5 cái khoan để phục vụ nước sinh hoạt, việc triển khai thực hiện chương trình 135 trong những năm qua đã góp phần tích cực cho việc xây dựng cơ sở hạ thông giao thông và hỗ trợ sản xuất để các hộ có điều kiện phát triển kinh tế hộ. giai đoạn 2015 - 2019 xã đã phối hợp với Phòng Dân tộc huyện tổ chức hỗ trợ trên 500 triệu đồng cho 27 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo để thực hiện mô hình sản xuất, chăn nuôi. Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi. năm 2019 đã hỗ trợ giống cây trồng, phân bón và các vật tư cho 24 hộ/18 ha trồng cây sầu riêng, bưởi da xanh với tổng số vốn là 530 triệu đồng góp phần chuyển đổi cây trồng trên địa bàn. giai đoạn 2016 - 2019 thực hiện  nguồn phân cấp hàng năm và theo tình hình thực tế, nguồn vốn này địa phương tập trung xây dựng sửa chữa các công trình thiết yéu như hội trường cơ quan, đường BTXM, hệ thống nước, đối ứng các nguồn vốn khác...với tổng kinh phí trên 3,3 tỷ đồng. từ năm 2017 đến năm 2020, được sự quan tâm của UBND huyện đã hỗ trợ cho địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như: vốn chuyển nguồn, vốn phụ trách địa bàn, vốn ngân sách huyện, vốn thuộc đề án giảm nghèo với tổng kinh phí trên 8,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, các đơn vị đỡ đầu của tình và của Huyện ủy thông qua nguồn kinh phí hố trợ xây dựng nhà ở, giống cây trồng, vật nuôi cho hộ dân, hỗ trợ các cháu học sinh và một số thiết bị nhà cộng đồng thôn với tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy đã cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với 8 đồng chí (trong đó đại học 6 đồng chí, trung cấp 2 đồng chí); cử 45 đồng chí tham gia học lý luận chính trị (trong đó sơ cấp 32 đồng chí, trung cấp13 đồng chí); ngoài ra còn cử 12 đồng chí tham gia các lớp bồi dưỡng theo đề án 1956. trong năm năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và sự nỗ lực của ngành giáo dục nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của các trường học đã được khang trang, trình độ đội ngũ giáo viên cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, góp phần bảo đảm nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng giáo dục toàn diện cho học sinh, các khối lớp đều dạy đủ các môn học bắt buộc, đảm bảo các nội dung, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, góp phần vào việc nâng cao dân trí. Tỷ lệ học sinh ra lớp bình quân đạt 95%, qua tổng kết đánh giá hằng năm tỷ lệ học sinh các trường hoàn thành chương trình các cấp học đều đạt tốt nghiệp 100%. Bên cạnh đó, công tác phổ cập giáo dục THPT trong những năm qua đạt 42% so với Nghị quyết đề ra (60%). trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư cơ sở vật chất cho Trạm y tế và đội ngũ y, bác sĩ được ngành y tế huyện quan tâm hỗ trợ trong công tác chuyên môn. Trong năm năm 2015 – 2019 đã có trên 12.320 lượt người đến khám và chữa bệnh tại trạm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 37,1% năm 2015, xuống còn 32,5% vào cuối năm 2019 đạt 123,07%. Hằng năm, mặc dù các ban ngành đã tập trung triển khai thực hiện tổ chức tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình tại nhà về các biện pháp tránh thai hiện đại, tuy nhiên trong những năm qua tỷ suất sinh bình quân hằng năm là 0,43%0 và tăng 0,13%0 so với Nghị quyết đề ra (0,3%0). là địa phương còn nhiều khó khăn nên trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau như hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật để sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm; hỗ trợ xây dưng nhà ở, nước sinh hoạt; bên cạnh đó các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội cũng đều được triển khai đồng bộ tới các đối tượng Người có công cách mạng, BTXH, BHYT, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện, quà, gạo nhân dịp lễ, tết...cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, hộ đặc biệt khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Trong năm năm qua địa phương đã phối hợp ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho các đối tượng vay vốn ưu đãi với tổng số vốn là trên 10 tỷ đồng thông qua các tổ chức đoàn thể nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm day nghề huyện mở các lớp học các nghề may, mộc, xây dựng, chế biến thực phẩm, quản lý khách sạn nhà hàng có 70 thanh niên tham gia. Ngoài ra còn phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức trên 60 lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân để tăng năng xuất lao động góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong lao động nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2019, số hộ nghèo 239 hộ, chiếm tỷ lệ 53,34%, hộ cận nghèo 78 hộ chiếm tỷ lệ 17,41% (Nghị quyết đề ra 10% theo chuẩn nghèo cũ), lý do tỷ lệ hộ nghèo tăng là do áp dụng phương pháp tính theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. đã có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức tại địa phương cũng như tham gia tại huyện và tỉnh; từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương; số hộ tập thể dục thường xuyên đạt 10% so với tổng số hộ và số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt15 % so với tổng số dân; công tác truyền dạy nhạc cụ Mãla truyền thống của người Raglai cũng được chú trọng; chất lượng  thực hiện phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có sự chuyển biến và được đánh giá cụ thể, thực chất hơn; đến nay tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 95% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, có 2 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa cấp huyện đạt100% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ cơ quan văn hóa đạt 60% (2015, 2016, 2017). Qua đó đã có tác động tích cực và toàn diện đối với đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. trong nhiệm kỳ qua tiếp tục thực hiện tốt công tác Quốc phòng địa phương gắn với xây dựng thế trận an ninh Nhân dân; Đảng bộ đã lãnh đạo làm tốt công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ hằng năm đều đạt 100% chỉ tiêu giao; công tác huấn luyện, công tác sẵn sàng chiến đấu được triển khai nghiêm túc; tổ chức diễn tập vận hành theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị đạt kết quả Tốt; công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh về mọi mặt chính trị, tư tưởng được quan tâm chỉ đạo; tổng số dân quân đạt 3,12 % so với dân số; tỷ lệ đảng viên đạt 0,2 % so với LLDQ. công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững ổn định, không để xảy ra phức tạp; phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được củng cố và phát triển rộng khắp; thực hiện có hiệu quả các chương trình ký kết liên tịch giữa Công an, Ban Chỉ huy quân sự với Mặt trận và các đoàn thể về vận động Nhân dân tham gia phòng chống tội phạm; lực lượng Công an xã và các tổ an ninh thôn được quan tâm, kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây địa phương để xảy ra tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ tham ô tiền hỗ trợ của dân, tình trạng vi phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân. trong năm năm qua Đảng bộ xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta. Đấu tranh các quan điểm sai trái, chống âm mưu ”diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; từ năm 2017 đến năm 2019 có 128 lượt cán bộ, đảng viên tham gia viết đăng ký thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về làm theo Bác và đã đạt được một số kết quả tích cực cả về nhận thức và hành động góp phần vào ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên thể hiện qua tác phong, lề lối làm việc, trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường dân chủ, gần gũi Nhân dân, tạo lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ cũng đã nỗ lực hoàn thành việc xây dựng và ra mắt cuốn lịch sử cách mạng xã Ba Cụm Nam giai đoạn 1985 đến 2010. Đảng ủy luôn chú trọng, như công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng...trong đó quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ; công tác tạo nguồn phát triển đảng viên đã được Đảng ủy quan tâm, trong nhiệm kỳ qua kết nạp18 đảng viên, đạt thấp so với Nghị quyết Đại hội đề ra; đến nay 100% thôn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đều có tổ chức Đảng, không có chi bộ sinh hoạt ghép; công tác đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng hàng năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, trong 3 năm (2015 đến 2017), bình quân có gần 50% tổ chức cơ sở đạt ”Trong sạch, vững mạnh”; năm 2018, 2019 do thực hiện quy định mới có 20% tổ chức cơ sở đảng đạt ”Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, đảm bảo không vượt quá tỷ lệ quy định của Ban Tổ chức Trung ương; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ là 52% đạt thấp so với Nghị quyết đề ra và có 4 đảng viên vi phạm kỷ luật. hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Cấp ủy và UBKT ngày càng đi vào nề nếp, trong nhiệm kỳ qua đã tập trung kiểm tra, giám sát các vấn đề trọng tâm, thiết thực, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, đã tiến hành kiểm tra, giám sát 10 lượt tổ chức Đảng và đảng viên, qua kiểm tra phát hiện và đề nghị xử lý thi hành kỷ luật 4 đảng viên. thường xuyên được củng cố, từng bước khắc phục tình trạng hành chính hóa trong tổ chức và hoạt động; cả hệ thống chính trị cơ sở đã xây dựng quy chế phối hợp công tác hằng năm để phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền và của cán bộ, đảng viên theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị; các phong trào thi đua xây dựng ngày càng được quan tâm thực hiện trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân được củng cố.

           Trong những năm qua, Đảng ủy đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể phát huy sức mạnh tổng hợp, củng cố, kiện toàn những tổ chức hoạt động kém hiệu quả; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng tổ chức đoàn thể; lắng nghe ý kiến của quần chúng Nhân dân đối với hoạt động của các đoàn thể để có biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, góp phần tăng cường sự đồng thuận của xã hội vào tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

           Hoạt động của chính quyền địa phương trong những năm qua đã bám sát theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương như: Hội đồng nhân dân xã đã thể hiện tốt vai trò, chức năng là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng; thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng chú trọng đến chất lượng, hiệu quả; quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tích cực giám sát các cơ quan của UBND trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND xã.

          Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tiếp tục củng cố bộ máy, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính; công tác cải cách hành chính của địa phương trong những năm qua đã bám sát vào kế hoạch cải cách hành chính của huyện giai đoạn 2016 - 2020, có nhiều chuyển biến tích cực, cơ chế một của, một cửa liên thông thực hiện phát huy hiệu quả và ngày càng được nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, từ đó không có hồ sơ trễ hẹn. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác cải cách hành chính đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc của các tổ chức và công dân đến liên hệ, tính từ năm 2015 đến nay đã tiếp nhận và giải quyết được trên 4.600 hồ sơ đạt tỷ lệ 100%. Mức độ hài lòng của các tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của chính quyền địa phương qua khảo sát đều tăng lên rõ rệt hàng năm; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được triển khai theo đúng quy định, trong những năm qua đã tiếp nhận 21 đơn của công dân, đã tổ chức hòa giải thành 19 đơn, hướng dẫn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền 02 đơn; thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong các hoạt động hỗ trợ, đầu tư cho Nhân dân; thực hiện tốt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là trong quản lý, sử dụng ngân sách, công tác quản lý đầu tư công, các công trình, dự án, góp phần phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí...qua đánh giá, xếp loại cải cách hành chính hàng năm đạt loại khá và riêng năm 2019 xếp loại đạt trung bình.

          Quy mô kinh tế còn nhỏ, manh mún, giá trị nông sản làm ra thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất còn yếu và thiếu, nhất là hạ tầng về thủy lợi; một số chỉ tiêu không đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết như: tổng đàn gia súc, gia cầm, chỉ tiêu nông thôn mới, chỉ tiêu giảm nghèo...;hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn thấp, chưa có tính đột phá; việc huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và của Nhân dân còn nhiều khó khăn; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, manh mún và tự phát; hiệu quả sản xuất tính trên diện tích đầu tư đạt thấp, chưa vững chắc; tiềm năng đất đai chưa được khai thác hiệu quả, công tác quy hoạch vùng sản xuất chưa được đầu tư đúng mức; công tác quản lý tài nguyên đất rừng, môi trường rừng tuy đã có tăng cường nhưng chưa vững chắc; việc xây dựng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn còn manh mún, chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Công tác lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, còn mang tính tự phát, thiếu các giải pháp đột phá để ”văn hóa” là nền tảng tinh thần của Nhân dân, trong những năm qua tình trạng vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, luật hôn nhân và gia đình có xu hướng gia tăng; công tác định hướng trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được chú trọng; công tác giảm nghèo còn mang tính hình thức, chưa thật sự bền vững.

           Hoạt động của cả hệ thống chính trị cơ sở có đổi mới, song còn chậm và chưa đồng bộ, hiệu quả mang lại còn thấp so với yêu cầu đặt ra; chất lượng hoạt động của một số chi bộ còn thấp, chưa có giải pháp cụ thể; trong công tác phát triển đảng viên, một số chi bộ nhiều năm liền không phát triển đảng viên nên chưa bảo đảm theo yêu cầu của Chỉ thị số 10-CT/TU của Tỉnh ủy và Hướng dẫn số 06-HD/BTC của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong Nhân dân chưa thường xuyên đổi mới, liên tục, chất lượng, hiệu quả chưa cao; kết quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 còn yếu, mang tính hình thức, chưa thật sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc ”làm theo” của cán bộ, đảng viên, chưa xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình.Công tác quản lý Nhà nước vể phòng chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn để xảy ra tình trạng 2 cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tiền bồi thường thiệt hại do cơn bão số 12 cuối năm 2017 đến mức phải xử lý hình sự gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân thời gian qua. Phương thức vận động quần chúng của một số tổ chức đoàn thể còn yếu, thiếu tính chủ động, chưa tạo được sức lan tỏa, rộng khắp trong các tầng lớp Nhân dân, thiếu tính trọng tâm, trọng điểm; xu hướng hành chính hóa trong hoạt động chậm được khắc phục, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có lúc còn mang tính hình thức; công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể còn lúng túng, chưa thể hiện được vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác tham gia xây dựng chính quyền. Việc thực hiện quy chế hoạt động của cấp ủy, chi ủy chưa được thường xuyên nâng cao, một số chi bộ sinh hoạt còn mang tính hình thức; tính tự phê và phê bình còn hạn chế, tính chiến đấu chưa cao, còn ngại va chạm, e dè nể nang, có lúc làm giảm lòng tin của Nhân dân; công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng còn hạn chế, có chi ủy còn buông lỏng, chưa quan tâm công tác phát triển đảng viên. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy còn yếu, chưa đồng bộ, chưa quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt về công tác phát triển đảng viên ở các chi bộ; vai trò trách nhiệm của một số đồng chí bí thư chi bộ chưa cao dẫn tới chất lượng sinh hoạt của chi bộ còn mang tính hình thức; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể một số mặt chưa tốt, chưa đồng bộ; trình độ, năng lực và  tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hiệu quả quản lý của chính quyền đối với một số lĩnh vực còn hạn chế, việc xác định một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội chưa sát với nguồn lực và điều kiện thực tế của địa phương, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao; trình độ sản  xuất của một bộ phận người nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn khó khăn nhất định; một bộ phận Nhân dân còn tư  tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thật sự vươn lên để  thoát nghèo. Tình hình thời tiết những năm gần đây luôn diễn biến khó lường, nắng hạn và lũ lụt xảy ra bất thường không theo quy luật; điểm xuất phát kinh tế xã hội của địa phương ở mức thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ phát triển sản xuất như đường giao thông, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt còn thiếu; đời sống, vật chất và tinh thần của đại bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất  là hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc đầu tư từ các nguồn vốn Nhà nước cho các mục tiêu trọng điểm còn thấp so với nhu cầu đặt ra.

          Trong nhiệm kỳ qua, với sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các ban ngành của huyện, cùng với sự phấn đấu của Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân của xã đã đạt được những kết quả quan trọng. Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo định hướng và mục tiêu của Nghị quyết Đaị hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra. Kinh tế của xã tiếp tục có bước phát triển theo hướng bền vững, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; trình độ dân trí ngày càng nâng lên, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi mới; quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; vai trò lãnh đạo, hoạt động quản lý được tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở từng bước được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền góp phần vào những thành quả đạt được trong năm năm qua.

Tuy nhiên, tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ  xã cho thấy bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Kinh tế có bước phát triển nhưng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi  thế sẵn có của địa phương, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt được theo Nghị quyết Đại hội đề ra. Công tác xây dựng Đảng, điều hành quản lý của chính quyền còn có những hạn chế trên một số lĩnh vực. Công tác vận động quần chúng vẫn còn mang tính hình thức nên chưa phát huy hết nguồn lực của các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Hoạt động của một số chi ủy còn mang tính đối phó, chậm đổi mới phương thức lãnh đạo quần chúng Nhân dân.

 
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Chỉ đạo, điều hành
Tin tức - Sự kiện
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
THÔNG TIN CÔNG KHAI
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG
Cải cách hành chính
Hồ sơ một cửa
QUY HOẠCH
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
CÁC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tuyển dụng
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
PC-covid
Nghị quyết